Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010

BOOK... BÁNH XÈO

Nhắc đến thương hiệu bánh xèo Phước Sơn, không người dân TP-Quy Nhơn nào mà không biết vì nó đã wá nẩu tiếng rùi. Nhưng để thưởng thức được những chiếc bánh thơm ngon và béo ngậy đấy là một hành trình dài và không kém phần gian nan, vất vả...

Tết vừa rầu có mấy người bạn ở Sì Gòn ra chơi, Trí tui tí ta tí tửng PR rủ tụi bạn đi ăn bánh xèo Phước Sơn với lời báo trước sẽ có nhiều bất ngờ thú vị.

Mọi người đều okei hưởng ứng hăng hái lên đường....

Như đã nói ở trên, Trí tui lấy điện thoại ra gọi book trước (bút bánh xèo chứ không phải bút vé hay bút phòng đâu nhé) với mục đích để họ chuẩn bị nguyên liệu và phòng ngừa không bán (wán chỉ bán vào buổi sáng, đến khoảng 10h thì nghỉ. Chảnh chưa???).

Chủ wán thỏa thuận 9h sáng chúng tôi sẽ phải có mặt tại wán ăn, vì vậy cả bọn thống nhất sáng mai xuất phát vào lúc 7h30 cho kịp, còn nếu đi muộn thì chủ wán sẽ cho wa tua. Quãng đường từ trung tâm TP-Quy Nhơn đến nơi ăn nếu đi xe máy mất khoảng 50 phút. Mệt mỏi đi trong cơn buồn ngủ chưa dứt, mọi người chợt bừng tỉnh khi xe dừng trước một ngôi nhà tranh vách... xi măng thấp lè tè nằm lọt thỏm dưới chân cầu. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là wán bánh xèo mà Trí tui muốn giới thiệu cùng với các bạn.

Với vài bộ bàn ghế gỗ đã cũ kỹ nhưng sạch sẽ, tươm tất với phong cách “chạy bàn” chu đáo của người con trai ngoài 40 tuổi cùng người mẹ - thường được gọi là bà Năm đã có thâm niên đúc bánh hơn 50 năm có lẻ (bà nói rằng bà đã theo nghề này từ hồi bà còn con gái) đã tạo nên dấu ấn rất riêng cho thương hiệu bánh xèo Phước Sơn.

Chúng tôi đến sớm hơn 30 phút nhưng có lẽ phải ngồi chờ vì đến trước chúng tôi là một đoàn độ khoảng 10 người đi xe hơi đến ăn rất “hoành tráng”. Trí tui nói vậy là bởi vì wán có thông lệ “ai đến trước phục vụ trước, ai đến sau phục vụ sau”, khi nào người đến trước không ăn nữa thì người đến sau liền kề mới được phục vụ, nếu có đói bụng cũng ráng chịu... (giả sử bạn là nhóm thứ 4 đến ăn thì bạn phải chờ wán phục vụ hết “thượng đế” của 3 nhóm đến trước bạn ăn xong thì mới đến lượt nhóm của bạn... Sốc ghê!!!).

40 phút trôi wa...Hú hồn, chủ wán tuyên bố bi jờ sẽ đến lượt phục vụ nhóm của Trí tui. May wá chứ không thâu mất quy tín. Lần lượt mọi thứ được dọn ra rất bài bản: đầu tiên là chén đũa, một đĩa rau sống rất tươi xanh được hái chủ yếu từ vườn nhà, một đĩa dưa leo và xoài hoặc khế thái mỏng, bánh tráng gạo, một chén nước chấm với đầy đủ gia vị ớt, tỏi, chanh, đường, thơm băm nhuyễn mà mới nhìn đã chảy nước miếng (không biết có phải do đói bụng không nữa???), lưu ý nước chấm được pha vừa miệng, không ngọt cũng không mặn nhưng không thể thiếu vị cay nồng của ớt. Thật là thiếu sót nếu không đề cập đến việc đúc bánh xèo: bột được xay ngay tại chỗ với liều lượng “đủ bán”, khuôn đúc bánh có đường kính khoảng 13-15cm (không đổ bằng chảo như bánh xèo trong Sì Gòn) nhưng chứa đựng cả tâm huyết của người bán, một ít dầu ăn được đổ vào khuôn, cho 100 gram tôm đất (tôm bắt dưới sông chứ không phải tôm nuôi vì mùi vị sẽ không ngon bằng) khoảng 13-15 con vào cùng với 1 muỗng bột, đậy nắp lại khoảng 1-2 phút rùi sau đó mở nắp giúp cho bánh trở nên giòn rụm, một ít hành củ đã sắc mỏng rải đều trên mặt bánh là khâu cuối cùng để hoàn thành xong một cái bánh xèo.

 

 

Có tận mắt mục sở thị Trí tui mới cảm thấy sự điêu luyện, nhịp nhàng, thăn thoắt của đôi tay người làm bánh khi một mình điều khiển 5 khuôn đúc trên bếp than hồng. Nhịp sống hối hả khiến nhiều thứ đổi thay để phù hợp với hoàn cảnh nhưng đôi tay đúc bánh của người phụ nữ này bao năm qua vẫn thế, khoan thai và lặng lẽ như muốn gìn giữ một cái gì đó sắp vụt khỏi tầm tay...

 

 

Mọi người cùng ồ lên khi bánh đã được dọn lên bàn, Trí tui xung phong cuốn bánh trước để mọi người cùng làm theo. Bánh tráng (thay vì dùng cải xanh như trong Sì Gòn) được nhúng vào nước cho mềm, gắp một lát bánh xèo bỏ lên trên, lấy một ít rau sống, dưa leo, xoài hoặc khế kèm theo (tùy khẩu vị của từng người) rùi từ từ cuốn lại. Nước chấm được chia cho tất cả mọi người và dùng để chấm, mới chỉ cắn một miếng bánh thôi nhưng đã làm cho cả bọn chúng tôi phải thốt lên “Ngon wá!!!”. Khỏi cần diễn tả, chỉ 2 chữ khen đó thâu mà đã làm Trí tui mừng đến nẫu không nói được câu gì....

Ra về, quãng đường dài 50 phút mà sao bỗng thấy rất gần...

Một món ăn dân dã nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người thưởng thức....

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Angkor - còn mãi với thời gian




NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI

Trong tất cả các mùa của năm, Trí tui ghét nhất là mùa thu nhưng chính nó lại mang đến nhiều cảm xúc nhất. Nhớ lại mùa thu năm rùi làm Trí tui không khỏi bồi hồi, xúc động...

Một sáng Chúa nhật mùa thu năm 2009, tình cờ khi nhìn ra hiên nhà bỗng cảm nhận mùa thu thật rõ. Cây bàng mồ côi tuần trước lá vẫn còn xanh rì, nay đã trút xuống dưới sân rất nhiều lá vàng. Một chú chim sẻ đậu cô đơn trên cành cây khô khốc. Soi gương, bỗng thấy xuất hiện 1 rồi 2 sợi tóc bạc và hình như góc đuôi mắt xuất hiện vết chân chim. Có lẽ trong một vòng quay của thời gian, mùa thu là mùa cảm nhận được sâu lắng nhất sự ra đi không trở lại của tuổi tác. Nếu mùa xuân, ta luôn phơi phới, nhìn đâu cũng thấy cây cối tốt tươi, đâm chồi, nẩy lộc và mùa hè rực cháy thì mùa thu chợt như lắng lại. Cái gì cũng dìu dịu, man mác. Đôi khi muốn rũ bỏ hết công việc chỉ để ngồi ngắm nhìn những chiếc lá vàng rơi, để bỗng cảm nhận mọi thứ đều chông chênh, trống vắng. Muốn gọi cho một ai đó nhưng khi nhấc máy lên tần ngần lại thôi. Muốn giở cuốn sổ ra viết vài dòng nhật ký nhưng rồi lại từ từ khép lại.

Hơn 12 năm trước, cũng vào mùa thu, khi Trí tui còn là anh sinh viên đại học với thật nhiều hoài bão, dự định và cũng rất... mơ mộng đi lang thang một mình trong sân trường sau giờ tan học, nhón gót chân khẽ chạm trên những chiếc lá vàng khô rơi rụng để cảm nhận sự chuyển mình của đất trời. Tình cờ Trí tui nhặt được một nụ hoa sứ nở muộn vừa rời cành ép vào cuốn từ điển rồi tư lự nghĩ về một người mình thương nhớ trong tưởng tượng. Bấc giác, tôi bần thần lục lại trong giá sách đã cũ và tìm lại nụ hoa sứ ngày xưa. Nó vẫn nằm im lìm trong một trang giấy và màu của nó đã úa đi nhiều lắm. Thời gian vẫn trôi, mới đó đã hơn 12 năm.

Tối hôm ấy, sau khi đi học ôn thi tốt nghiệp cho cái văn bằng hai xong, Trí tui cùng nhóm bạn chơi thân hồi cấp 3 tụ họp lại trong một quán cà phê vắng trên đường Hàm Nghi. Biết bao nhiêu chuyện như việc làm, gia đình, con cái... rồi có cả chuyện trên trời, dưới biển... đã được chúng tôi say sưa đề cập, bàn cãi nhưng hình như trong câu chuyện, chúng tôi vẫn hay kể về thời quá khứ với một vẻ tiếc nuối: “Mùa thu đã đến rồi, lại sắp thêm một tuổi nữa chúng mày ạ”. Trong ánh mắt đứa nào cũng như đọc thấy một nỗi buồn man mác.

Chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, một bản nhạc quen thuộc mà chủ quán đã chọn như đúng tâm trạng của chúng tôi cất lên: “Gió heo may lại về, chiều tím loang vĩa hè và gió lay tóc thề... nhìn những mùa thu đi”.

Chú chim sẻ trên cành đã giật mình bay đi từ lúc nào. Lại thêm chiếc lá vàng rơi xuống. Những mùa thu trước, lá vàng vẫn rơi, bây giờ cũng vậy và sau này cũng thế. Sẽ chẳng thể níu kéo được tuổi tác.

Mùa thu thật quyến rũ nhưng cũng thật buồn...

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2010

KỂ PÀ KON NGHE... CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM

Đến hẹn lại lên, cứ gần đến Tết là nhộn nhạo cảnh chen lấn tàu xe. Mà nghĩ cho cùng, đó cũng là chuyện bình thường. Cơ sở hạ tầng, đường sá, rùi phương tiện giao thông chỉ có thế, lại thêm nhu cầu tăng đột biến tập trung vào một số ngày. Và một hành trình mang tính quy luật được hình thành, trước Tết chen lấn khách đi; sau Tết, sẽ theo chiều ngược lại....

Như một cuộc hành hương bất tận, trong thao thức hướng về cội nguồn, wê hương mỗi khi Tết đến, xuân về.

Trí tui cũng mấy phen lao đao vì phải tranh cãi với nhà xe để có được những tấm vé cho những người bạn mình rời Quy Nhơn, vào Sì Gòn để tiếp tục công việc mưu sinh. Rùi cái cảnh chờ đợi, đợi chờ, bịn rịn, nôn nao khi xe vào bến và lăn bánh. Nhắc đến Trí tui không khỏi xúc động....